Gan dường như “lao động” liên tục để giúp chuyển đổi các chất dinh dưỡng chúng ta ăn vào thành các chất mà cơ thể có thể sử dụng được, lưu trữ các chất này đồng thời cung cấp cho các tế bào khi cần thiết. Lá gan cũng chính là “cửa ngõ” đón nhận chất độc hại và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại hoặc đào thải chúng ra khỏi cơ thể…

Nhắc đến chức năng của gan, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc giải độc? Sự thật là gan đảm đương hơn 500 hoạt động sinh hóa trong cơ thể và khi bất kỳ một nhiệm vụ nào bị gián đoạn, dù chỉ trong phút chốc, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3 chức năng của gan vô cùng quan trọng đối với sức khỏe

Nếu cần liệt kê tất cả các vai trò của gan, có thể bạn phải đọc hàng trăm trang giấy. Bởi lá gan là cơ quan chịu trách nhiệm cho hàng trăm hoạt động hóa học diễn ra liên tục mà cơ thể bạn cần để sống. Tuy nhiên, giữa các chức năng gan luôn có những đầu mối hay điểm chung nhất định và các nhà khoa học nhận thấy, gan có 3 chức năng quan trọng nhất đó là:

Chuyển hóa chất dinh dưỡng

Gan đóng vai trò trung tâm trong tất cả các quá trình trao đổi chất của cơ thể, chịu trách nhiệm tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, carbohydrate và protein. Đối với chất béo, các tế bào gan có vai trò hấp thu và phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng. Để làm được điều này, gan sản xuất ra khoảng 800-1.000ml mật mỗi ngày. Chất lỏng màu vàng nâu này được tập hợp và đưa vào ống mật, một phần tá tràng để thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thu chất béo.

Trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chức năng của gan là giúp ổn định đường huyết của bạn. Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng, ví dụ sau bữa ăn, gan sẽ đẩy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và đẩy đường vào máu. Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein. Theo đó, các tế bào gan sẽ “cải tạo” lại các a-xít amin có trong thực phẩm để cơ thể có thể sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống cơ thể. 

Nhắc đến chức năng của gan, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc giải độc? Sự thật là gan đảm đương hơn 500 hoạt động sinh hóa trong cơ thể và khi bất kỳ một nhiệm vụ nào bị gián đoạn, dù chỉ trong phút chốc, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chức năng thanh lọc và đào thải độc tố

Máu từ các cơ quan tiêu hóa đến gan thường mang theo chất dinh dưỡng, thuốc và cả các chất độc hại. Lúc này, gan phát huy chức năng giải độc cho cơ thể bằng cách xử lý, chuyển đổi các chất độc hại thành một chất ít độc hại hơn nhiều gọi là u-rê rồi đẩy ngược vào máu. U-rê sau đó được vận chuyển đến thận và bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Với sự trợ giúp của vitamin K, gan còn tạo ra nhiều protein quan trọng trong quá trình đông máu. Nó cũng là một trong những cơ quan phá vỡ các tế bào máu cũ hoặc bị hư hỏng để tạo ra các tế bào máu mới. Đó là lý do vì sao người ta thường nói tái tạo máu, lọc máu cũng là một trong những chức năng của lá gan.

Lưu trữ năng lượng dưới dạng glycogen

Tương tự như việc tích lũy và giải phóng đường, gan cũng lưu trữ các vitamin, khoáng chất khác và giải phóng, đẩy chúng lại vào máu khi cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Gan hiện là “nhà kho” của vitamin B12, a-xít folic, sắt, vitamin A, vitamin D, vitami n K,…

Những thói quen tổn hại chức năng gan bạn nên tránh

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không chú ý kiểm soát, một số hành động vô tình của bạn có thể gây hại cho gan. Tuy rất khó nhận ra những triệu chứng gan bị tổn hại một cách rõ rệt nhưng nếu lặp lại trong một thời gian dài, chức năng của gan sẽ bị ảnh hưởng, sức khỏe của bạn cũng đầy rẫy nguy cơ bệnh tật.

  • Uống quá nhiều bia rượu: Các loại thức uống có cồn không chỉ “đầu độc” gan mà khi lạm dụng hoặc dùng lâu dài, nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý gan mật như gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan... Rượu với liều lượng lớn có thể gây độc cho gan và gây hại cho gan theo thời gian.
  • Lạm dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm gan, suy gan. Những loại thuốc gây hại đến chức năng của gan thường là các loại thuốc không kê đơn, bạn hay tự ý mua về dùng khi bị nhức đầu hay cảm lạnh như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, statin…

Nhắc đến chức năng của gan, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc giải độc? Sự thật là gan đảm đương hơn 500 hoạt động sinh hóa trong cơ thể và khi bất kỳ một nhiệm vụ nào bị gián đoạn, dù chỉ trong phút chốc, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Không tiêm chủng chủ động để phòng ngừa viêm gan A, B. Hiện nay viêm gan A và B rất dễ phòng ngừa chỉ với vài mũi tiêm chủng đơn giản. Nếu không tiêm chủng, nguy cơ mắc bị xơ gan, ung thư gan, viêm gan của bạn cũng tăng cao đáng kể.
  • Béo phì và thói quen ăn nhiều thực phẩm kém lành mạnh như nội tạng động vật, thực phẩm giàu chất béo như da, mỡ; thực phẩm nhiều đường, muối… lâu dài cũng gây hại cho gan. Nguyên nhân là do chất béo được tích tụ trong gan quá nhiều (gan nhiễm mỡ) khiến gan trở nên quá tải vì không còn chỗ trống, khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, gan dễ bị viêm, xơ hóa.

Nhắc đến chức năng của gan, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc giải độc? Sự thật là gan đảm đương hơn 500 hoạt động sinh hóa trong cơ thể và khi bất kỳ một nhiệm vụ nào bị gián đoạn, dù chỉ trong phút chốc, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Mất ngủ: Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm tổn hại chức năng của gan. Theo đó, gan thường lọc máu và đào thải độc tố hiệu quả hơn khi bạn ngủ nên nếu bạn thức khuya thường xuyên và ngủ không đủ 8 tiếng/đêm, quá trình đào thảo chất độc của gan sẽ bị gián đoạn và lâu dần, sức khỏe của gan sẽ bị ảnh hưởng.
  • Hút thuốc lá: Không chỉ để tốt cho gan, hút thuốc lá là thói quen bạn cần từ bỏ sớm nếu muốn khỏe mạnh. Các hóa chất độc hại được tìm thấy trong khói thuốc lá khi hít vào cơ thể, sẽ tạo ra các gốc tự do gây tổn hại các tế bào gan gây ra tình trạng xơ hóa, suy giảm chức năng gan.

Nhắc đến chức năng của gan, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến việc giải độc? Sự thật là gan đảm đương hơn 500 hoạt động sinh hóa trong cơ thể và khi bất kỳ một nhiệm vụ nào bị gián đoạn, dù chỉ trong phút chốc, sức khỏe của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chức năng của gan đóng vai trò “sống còn” đối với cơ thể. Gan được chăm sóc tốt thì sức khỏe tổng thể của chúng ta mới được bảo toàn. Vì vậy, dừng ngay những thói quen gây hại cho gan chính là hành động thiết thực nhất góp phần tăng cường sức khỏe gan mật mà bạn cần làm! Hành động càng sớm, gan bạn càng khỏe, cơ thể càng sung sức, cường tráng và trường thọ! 

chất lượng hàng đầu nâng cao đạo đức